HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
Quy định sử dụng hóa đơn điện tử
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP mới nhất về hoá đơn điện tử thì từ 01/11/2018 áp dụng cho doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp đang hoạt động đã hết hóa đơn giấy và từ 01/11/2020 cho tất cả doanh nghiệp.
>>> Quý khách tham khảo thêm Bảng giá dịch vụ hóa đơn điện tử của Chúng tôi.
1. Hoá đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn mới được Bộ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy. Giúp cho việc quản lý và lưu trữ thông tin được tiện lợi hơn. Mang lại hiệu quả, thành công cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như giúp cho việc tính toán thuế được dễ dàng hơn.
Tại khoản 1 Điều 3 trong Thông tư số 32/2011/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính đã quy định:
“Hóa đơn điện tử là tập hợp những thông tin dữ liệu về kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Hóa đơn điện tử phải đảm bảo hai nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và theo trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.”
♦ Thông tin tham khảo thêm: tải Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC "về hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ" có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
2. Điều kiện được công nhận của hóa đơn điện tử:
• Có sựđảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi , lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
• Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
3. Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
♦ Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi phải đảm bảo yêu cầu quy định và có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
♦ Điều kiện
• Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc.
• Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
• Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
♦ Ký hiệu riêng hóa đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc (ghi rõ: “ HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi, thời gian thực hiện chuyển đổi.
4. Những lợi ích khi áp dụng hoá đơn điện tử
♦ Tiết kiệm chi phí:
• In hóa đơn (Chỉ cần in hóa đơn trong trường hợp khách hàng có yêu cầu sử dụng hóa đơn giấy);
• Phát hành hóa đơn đến khách hàng (Được phát hành qua phương tiện điện tử thông qua portal, email);
• Lưu trữ hoá đơn (Lưu trữ bằng các phương tiện điện tử với chi phí nhỏ);
♦ Dễ dàng quản lý:
• Thuận tiện hạch toán, kế toán, đối chiếu dữ liệu;
• Không xảy ra mất mát, hư hỏng, thất lạc hoá đơn;
• Đơn giản hóa việc quyết toán thuế của Quý công ty;
• Thuận tiện cho việc kiểm tra của đơn vị quản lý Thuế.
♦ Thuận tiện sử dụng:
• Phát hành nhanh chóng, theo lô lớn;
• Dễ dàng trong việc lưu trữ;
• Đơn giản hóa việc quản lý, thống kê, tra cứu hoá đơn điện tử.
5. Những khó khăn khi áp dụng hoá đơn điện tử
Bên cạnh những lợi ích nhìn thấy rõ thì việc áp dụng HĐ điện tử cũng tồn tại những khó khăn như: Doanh nghiệp phải có một hạ tầng kỹ thuật tốt để đáp ứng những quy định của Luật Giao dịch điện tử và phải có nguồn nhân lực có chuyên môn tốt để có thể am hiểu và vận hành đúng theo yêu cầu của HĐ điện tử.
6. Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử:
• Các đơn vị tổ chức, Doanh nghiệp: phát hành với số lượng hóa đơn lớn như: Điện, Nước, Viễn thông, Truyền hình.
• Các đơn vị có nhiều chi nhánh, tại nhiều Tỉnh/Thành phố.
• Các đơn vị có khách hàng không tập trung, ở nhiều Tỉnh/Thành phố.
• Các doanh nghiệp xuất HĐĐT theo yêu cầu của ngành thuế.
7. Quy trình phát hành
• Đăng ký phát hành với cơ quan thuế.
• Khởi tạo HĐ điện tử.
• Phát hành HĐ điện tử.
8. Thời điểm áp dụng Hoá đơn điện tử cho các Doanh nghiệp:
Thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018.
• Hiệu lực thi hành 01/11/2018 về HĐ điện tử:
- Trước ngày 01/11/2018: Doanh nghiệp vẫn được đặt in và sử dụng hóa đơn giấy và sử dụng hết hóa đơn giấy nếu đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in.
- Sau ngày 01/11/2018:
+ Doanh nghiệp nào còn hóa đơn giấy sử dụng chưa hết thi dùng tiếp cho đến khi hết nếu đến ngày 01/11/2020 không dùng hết bắt buộc phải hủy hóa đơn giấy để sử dụng HĐ điện tử.
+ Nếu dùng hết hóa đơn giấy trước ngày 01/11/2020 thì sẽ chuyển sang hóa đơn điện tử mà không được in hóa đơn giấy.
- Những doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/11/2018 buộc dùng HĐ điện tử.
• Công thức mặc định:
+ Hóa đơn giấy (đã phát hành) < 01/11/2018 < = 01/11/2020: Hóa đơn điện tử (hóa đơn giấy còn lại phải hủy).
+ Thành lập Doanh nghiệp mới (Hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử + hóa đơn giấy mua của cơ quan thuế bán = rủi ro cao về thuế) < 01/11/2018 < = Hóa đơn điện tử
9. Xử lý khi hóa đơn điện tử bị lập sai
Khi thông tin ban đầu trên hóa đơn mua hàng hóa trên hệ thống bị viết sai, Công ty có nhu cầu viết lại hóa đơn khác với thông tin chính xác, hoặc khách hàng trả hàng đã mua trên hệ thống, công ty sẽ lập biên bản điều chỉnh hóa đơn hoặc thu hồi hóa đơn như hóa đơn giấy sau đó tiến hành thủ tục thu hồi trên hệ thống.
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết theo thông tin sau:
ĐTDĐ: 0929 347 789 – 0983 491 486
website: http://quangnhat.com.vn hoặc http://ketoanquangnhat.com
Email: ketoanquangnhat@gmail.com